Niềng răng móm là phương pháp chỉnh nha áp dụng với các trường hợp móm do răng gây ra, khi răng hàm dưới mọc chìa ra ngoài so với răng hàm trên và không tạo được khớp cắn chuẩn. Tùy thuộc vào từng trường hợp móm, thời gian điều chỉnh nha được bác sĩ tư vấn cụ thể tại trung tâm nha khoa. Tham khảo thông tin bọc răng sứ thẩm mỹ giá bao nhiêu từ trung tâm nha khoa.

Niềng răng móm là gì?

Răng móm được hiểu là răng ở hàm dưới nhô ra phía trước và mỗi khi ngậm miệng lại thì có hiện tượng răng dưới phủ ngoài răng cửa hàm trên, tạo cảm giác bị lệch ở cằm, khớp cắn chéo khi hai hàm khít ở vị trí trung tâm. Giải pháp phổ biến nhất để khắc phục tình trạng này thường là niềng răng.

Móm gây ảnh hưởng thẩm mỹ, sai lệch khớp cắn*
Niềng răng móm là một phương pháp sử dụng các khí cụ nha khoa chuyên biệt gắn lên răng để răng mọc sai lệch dịch chuyển về vị trí mong muốn trên cung hàm. Phương pháp này khá phức tạp và tốn nhiều thời gian, niềng răng chỉnh nha cần yêu cầu những trang thiết bị hiện đại cùng tay nghề cao của bác sĩ thực hiện. 

Các bước thực hiện niềng răng móm

Niềng răng móm là kỹ thuật điều chỉnh nha an toàn, được thực hiện theo quy trình chuẩn bao gồm các bước:

Bước 1: Thăm khám và tư vấn

Niềng răng móm được bắt đầu từ việc thăm khám tổng quát tình trạng răng miệng cho bệnh nhân, từ đó đánh giá tình trạng răng khó dễ như thế nào.

Bước 2: Chụp phim X-quang

Tại trung tâm có trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết như: máy chụp phim x-quang và đo sọ nghiêng giúp bác sĩ nha khoa xác định cụ thể cấu túc xương hàm, phân tích chính xác tình trạng lệch lạc của các răng trên cung hàm.

Việc phân tích trên máy tính các hình ảnh chuyên sâu,sau đó sử dụng phần mềm thiết kế chỉnh nha để lên phác đồ điều trị cụ thể… giúp bệnh nhân hiểu rõ được tình trạng răng hàm của mình,kết quả biến đổi răng hàm sau khi niềng răng; thời gian niềng răng móm dự kiến mất bao lâu…

Răng di chuyển qua từng giai đoạn nắn chỉnh*
Bước 3: Lên phác đồ điều trị

Các phương pháp niềng răng móm thường được phân loại sao cho phù hợp với tình trạng răng, hàm và điều kiện thời gian, chi phí bao gồm: mắc cài kim loại, mắc cài sứ, mắc cài tự khóa, mắc cài mặt lưỡi.

Bác sĩ cùng trao đổi với những bệnh nhân những vấn đề liên quan đến việc niềng răng giúp bệnh nhân hiểu rõ hơn về việc điều trị của mình.

Bước 4: Lấy dấu hàm

Bác sĩ tiến hành lấy những thông số dấu hàm cụ thể trên răng bệnh nhân. Những dữ liệu này được đánh giá và phân tích kết hợp với đánh giá toàn bộ các vấn đề chức năng khớp thái dương hàm, cơ nhai… 

Dữ liệu lâm sàng được nhập liệu trong phần mềm chỉnh nha chuyên dụng để phân tích và theo dõi trong suốt quá trình điều trị. Các kỹ thuật viên sử dụng phần mềm máy tính để chế tác các khí cụ niềng răng  móm tương thích với từng trường hợp cụ thể.

Bước 5: Đeo khí cụ niềng răng

Bác sĩ thực hiện cạo vôi răng, vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho bệnh nhân. Bác sĩ đeo mắc cài lên răng cho bệnh nhân, đeo thun định hình và tạo lực kéo như những tính toán trước đó.

Nhiều loại hình niềng răng móm được áp dụng*
Bước 6: Theo dõi chỉnh nha

Trong suốt thời gian niềng răng móm, bác sĩ hẹn lịch tái khám cụ thể với bệnh nhân. Thông thường khoảng 3 tuần bệnh nhạn đến tái khám 1 lần. Tuy nhiên, với kỹ thuật mắc cài trong suốt thời gian cần đi đến phòng khám nha khoa được hạn chế đáng kể.

Trong các lần tái khám, bệnh nhân được chụp hình và phim, bác sĩ theo dõi và đánh giá khả năng di chuyển của các răng. Và những lúc này bệnh nhân đồng thời nhận thấy sự thay đổi trên khuôn mặt mình như thế nào.
 
Top