Viêm loét miệng chữa thế nào? Viêm loét miệng là chứng bệnh khá phổ biến ở mọi lứa tuổi. Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây ra đau đớn, khó khăn khi ăn nhai. Vậy, bọc răng sứ có lâu không và nên chữa bệnh này bằng cách nào?

Nguyên nhân gây viêm loét miệng

Biểu hiện của viêm loét miệng là những đốm loét nhỏ dưới 1cm, hình bầu dục hoặc tròn có bờ màu đỏ phía trong niêm mạc miệng. Viêm loét miệng gây đau đớn, khó chịu và thậm chí làm người bệnh phát sốt.  Khi răng khôn mọc lệch có nên nhổ không?

Giải đáp viêm loét miệng chữa thế nào cho bệnh nhân-1
Viêm loét miệng ở niêm mạc miệng phía dưới
Nguyên nhân gây ra viêm loét miệng rất nhiều, bao gồm:

- Nhiễm khuẩn, nhiễm virus, nhiễm nấm.

- Do bỏng nhiệt vì ăn uống thức ăn quá nóng, tổn thương hay gặp ở vòm miệng, chỗ cung răng hàm trên.

- Do tác động của các chất hóa học như axit, súc miệng với nước súc miệng quá đậm đặc, dùng nhiều kem đánh răng nhưng súc miệng không kỹ.

Biểu hiện dễ phát hiện của bệnh là bên trong niêm mạc miệng xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng to, mọng nước, vài ngày sau đồng loạt vỡ tạo thành vết loét. Vết loét to dần gây đau, khó chịu, ăn uống kém. Nếu không có biến chứng, vết loét tự lành sau 10 - 15 ngày và có thể lại tái diễn đợt khác tương tự.

Nếu viêm loét miệng trong 10 ngày không hết, bạn cần đến bác sĩ để khám xem đó có phải là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe hay không và xác định viêm loét miệng chữa thế nào là phù hợp.

Chữa viêm loét miệng tại nhà

Khi phát hiện dấu hiệu đầu tiên của viêm loét miệng, bạn có thể áp dụng những cách chữa đơn giản tại nhà như:

- Muối: pha muối với nước ấm để thành một hỗn hợp loãng, dùng hỗn hợp này súc miệng mỗi ngày ít nhất 2-3 lần để loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng, giúp vết thương nhanh lành.

- Nghệ: chúng ta đều biết tới tác dụng chống sưng, viêm và chống khuẩn của nghệ. Hãy nhỏ một giọt mật ong vào một nhúm bột nghệ để bôi lên vết đau mỗi ngày.

- Nước ép nam việt quất: hãy uống một cốc nước ép nam việt quất trước bữa ăn. Loại nước này sẽ loại bỏ vi khuẩn và chữa lành vết loét nhanh hơn. Tuy nhiên nó cũng sẽ khiến bạn thấy xót đấy.

- Cà chua: ăn cà chua sống trong mọi bữa ăn hoặc ép cà chua lấy nước để uống, viêm loét miệng chữa thế nào cũng dễ chịu và mau lành hơn.

- Dầu dừa: súc miệng với dầu dừa cũng là một cách để giúp kìm hãm hoạt động của vi khuẩn gây đau. Bạn hãy thử cách này vào buổi sáng trong hai ngày nhé.

Chữa viêm loét miệng bằng thuốc

Nếu áp dụng những cách trên không giảm, bạn cũng có thể sử dụng thuốc điều trị viêm loét miệng, tuy nhiên cần phải có chỉ dẫn của bác sĩ hoặc nhân viên bán thuốc. 

Giải đáp viêm loét miệng chữa thế nào cho bệnh nhân-2
Bổ sung các loại vitamin thúc đẩy vết thương mau lành
Thuốc bôi tại chỗ

Một số thuốc dạng gel, thuốc bôi hoặc dung dịch bôi có thể được chỉ định dùng tại vết loét. Bạn có thể sử dụng một số thuốc như: kem bôi có chứa triamcinolone acetonide hoặc amlexanox (aphthasol); gel 2% lidocaine dùng bôi chỗ loét, cho tác dụng tốt. Dùng nitrate bạc bôi trực tiếp lên tổn thương. Các loại thuốc này có thể giảm đau và lành thương sau 3-5 ngày.

Thuốc uống

Trường hợp viêm loét miệng chữa thế nào bội nhiễm do vi khuẩn, người bệnh sẽ được chỉ định uống kháng sinh. Loại thuốc kháng sinh kết hợp hoạt chất sulfamethoxazon và trimethoprim có tác dụng tốt trong điều trị bệnh nhiệt miệng.

Trường hợp vết loét to và kéo dài thì phải kết hợp dùng khánh sinh đặc hiệu vùng răng miệng. Nếu bội nhiễm nấm thì cần uống thêm thuốc kháng nấm. Ngoài ra, bệnh nhân cần bổ sung vitamin PP, B12, C, sắt và folic axit hoặc vitamin tổng hợp để vết loét nhanh lành.

Ngavvt
 
Top