Hôi miệng là một bệnh khá phổ biến có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, trẻ em là đối tượng rất nhạy cảm, sức đề kháng của trẻ còn rất yếu nên rất dễ bị các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. Thông thường miệng của trẻ em 1 tuổi chỉ có mùi sữa mà không có mùi hôi. Nếu cha mẹ phát hiện miệng của bé có mùi hôi bất thường thì cần phải đặc biệt lưu ý để có các biện pháp phòng tránh kịp thời.

>>Xem thêm: tẩy trắng răng sâu

Trẻ vệ sinh răng miệng chưa đúng cách

Nguyên nhân khiến trẻ bị hôi miệng


Số lượng trẻ bị hôi miệng ngày càng tăng và không có dấu hiệu dừng lại. Nhiều phụ huynh rất lo lắng việc tìm ra nguyên nhân và cách điều trị như thế nào cho hợp lý. Dưới đây là một số nguyên nhân theo nghiên cứu mới nhất để có thể xác định được tình trạng răng miệng của trẻ.
>>> Nha khoa chia sẻ thông tin bọc sứ cho răng cửa cho khách hàng

Mắc phải các bệnh về đường hô hấp


Trẻ em có sức đề kháng rất yếu, dễ bị nhiễm bệnh nên thường mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi…là nguyên nhân khiến cho hơi thở trẻ có mùi.


Do vệ sinh răng miệng chưa đúng cách


Trẻ em thường rất sợ phải đánh răng hàng ngày và nếu có cũng chỉ đánh qua loa và không thực hiện đúng cách. Nếu bố mẹ không quan tâm hoặc không dạy bé cách vệ sinh đúng thì những thức ăn còn sót lại trong khoang miệng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tạo ra mùi hôi và hình thành bệnh hôi miệng ở trẻ.


Mắc phải các bệnh lý răng miệng


Một số bệnh lý răng miệng khác như viêm nướu, cao răng hoặc viêm chân răng làm trẻ sưng lợi, không được làm sạch nên hơi thở có mùi hôi khó chịu.


Chế độ ăn uống chưa hợp lý


Trẻ thường hay thích ăn đồ ngọt, nhất là vào buổi tối mà không vệ sinh lại răng miệng khiến các mảng bám lưu lại qua đêm và gây ra mùi hôi khó chịu. Bên cạnh đó, thói quen ngậm kẹo hoặc uống nhiều nước ngọt có gas chính là nguyên nhân khiến hơi thở có mùi.


Những thói quen xấu dễ làm trẻ bị hôi miệng


Thói quen mút tay hay ngậm ti giả khiến các vi khuẩn có thể đi vào miệng bé và làm hơi thở của bé có mùi hôi khó chịu.


Ảnh hưởng của hôi miệng ở trẻ như thế nào?


- Hôi miệng ở trẻ gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính cách và sức khỏe của bé.


- Hôi miệng khiến trẻ chán ăn, lười ăn và ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.


- Khiến trẻ mất tự tin trong giao tiếp với bạn bè, ít nói hơn và có thể mặc bệnh trầm cảm.


- Nếu nguyên nhân hôi miệng xuất phát từ bệnh lý răng miệng hay cơ thể mà không điều trị hợp lý sẽ khiến bệnh càng nặng hơn và điều trị sẽ khó khăn hơn rất nhiều.


Trị hôi miệng ở trẻ như thế nào?


Dạy trẻ vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách


Các bậc cha mẹ hãy tập cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng thường xuyên như đánh răng, súc miệng thường xuyên mỗi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.


Nếu trẻ còn nhỏ chưa thể đánh răng thì có thể dùng gạc mềm thấm nước lau sạch răng miệng cho trẻ.
 Thực hiện nhẹ nhàng để không làm đau trẻ.


Lựa chọn thực phẩm phù hợp


Thực đơn của trẻ nên hạn chế một số gia vị có mùi như hành, tỏi…vì đây là những nguyên nhân khiến răng có mùi hôi khó chịu. Không nên cho trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt vì chúng dễ gây ra sâu răng và các bệnh lý khác.


Đưa trẻ đi kiểm tra răng miệng định kỳ


Trung bình cứ khoảng 6 tháng bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp nha sĩ một lần để kiểm tra được tình hình răng miệng của trẻ chính xác. Nếu phát hiện có bệnh lý gì cũng dễ tìm ra phương pháp điều trị hợp lý. Hoặc bố mẹ có thể sử dụng một số bài thuốc dân gian để chữa bệnh hôi miệng ở trẻ.

Bài viết được trích nguồn tại: https://nangmui3dcoanhhuonggikhong.blogspot.com
Thông tin liên hệ:

Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.BìnhThạnh - (+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246
Hotline: 08 3803 0578 

TG: VT
 
Top