Cấy ghép Implant là kỹ thuật phục hình răng giả được cho là hoàn hảo nhất cho đến nay. Vì vậy phương pháp này được rất nhiều khách hàng tin dùng. Tuy nhiên, để có thể đạt hiệu quả cao và an toàn nhất khi thực hiện, bạn cần nắm rõ những chỉ định và chống chỉ định của cấy ghép implant nha khoa sau đây.


Chỉ định và chống chỉ định của cấy ghép Implant nha khoa
Chỉ định và chống chỉ định của cấy ghép Implant nha khoa

Chỉ định và chống chỉ định của cấy ghép Implant nha khoa

Implant là trụ hoặc khung kim loại được làm bằng vật liệu Titan được đặt cố định vào trong xương hàm, đóng vai trò thay thế cho những chân răng đã mất. Sau khoảng thời gian từ 1 – 6 tháng khi Implant được cố định trong xương thì bác sĩ sẽ phục hình răng sứ trên trụ này.

Cấy ghép Implant khôi phục hoàn hảo yêu cầu thẩm mỹ và chức năng cho răng giả không thua kém răng thật. Theo bác sĩ nha khoa Đăng Lưu, những chỉ định và chống chỉ định của cấy ghép Implant cụ thể như sau:

Chỉ định của cấy ghép Implant

Bệnh nhân bị mất một răng, nhiều răng hay toàn hàm có chất lượng xương tại vị trí cấy ghép tốt , đủ thể tích cố định vững chắc cho trụ Implant thích hợp.

Trường hợp muốn tăng ổn định và bền chắc cho hàm tháo lắp.

– Bệnh nhân không muốn phải mài mô răng thật như khi thực hiện cầu răng.

– Trường hợp răng thật làm trụ không đạt yêu cầu để làm trụ cầu.

– Trường hợp bệnh nhân muốn bảo tồn xương hàm khi bị mất răng.

Chống chỉ định của cấy ghép Implant

Cấy ghép Implant khá khắc khe về đối tượng thực hiện. Một số trường hợp không đạt yêu cầu cấy ghép như sau:

Chống chỉ định tuyệt đối khi cấy ghép Implant

Bệnh nhân dưới 18 tuổi: Đây là giai đoạn xương hàm đang trên đà phát triển nên việc cấy ghép Implant lúc này sẽ tác động không tốt đến sự phát triển xương hàm và cấu trúc khuôn mặt sau này.

Bệnh nhân đang mang thai: Khi cấy ghép Implant cần thực hiện chụp phim x-quang, sử dụng thuốc tê,, thuốc giảm đau và việc điều trị sẽ khá mất thời gian sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bà mẹ và thai nhi.

Bệnh nhân bị dị dạng xương hàm nghiêm trọng không thể phục hồi được để có thể lắp đặt trụ Implant thích hợp.

Bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính như: tiểu đường, tim mạch, huyết áp…Vì vậy, bệnh nhân cần đảm bảo sức khỏe tổng quát của mình trước khi thực hiện cấy ghép.

Bệnh nhân mắc bệnh tâm thần hay không thể kiểm soát được hành vi của mình.

Chống chỉ định tương đối trong cấy ghép Implant

Những trường hợp sau đây, bác sĩ sẽ có cách khắc phục giúp bạn đạt yêu cầu cấy ghép như sau:

Xương không đạt yêu cầu: trong một số trường hợp bệnh nhân bị mất răng lâu ngày dẫn đến tiêu xương thì xương tại vị trí này sẽ không đủ chiều cao thể tích để đặt 1 trụ Implant phù hợp. Để khắc phục tình trạng này, bác sĩ sẽ phẫu thuật hỗ trợ ghép xương, nâng xoang giúp nâng cao chất lượng xương hàm tại vị trí cấy ghép.

Bệnh nhân đang mắc các bệnh lý răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng, viêm tủy….đều cần được điều trị triệt để trước khi cấy ghép.

Hi vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những chỉ định và chống chỉ định của cấy ghép Implant nha khoa. Để được tư vấn cụ thể nhất cho trường hợp của mình, bạn vui lòng đến trực tiếp nha khoa Đăng Lưu để được các bác sĩ thăm khám và trao đổi nhiều hơn.

Bài viết được trích nguồn tại: http://niengrangkhongmaccai.org
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.BìnhThạnh - (+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246
Hotline: 08 3803 0578

TG: VT
 
Top