Răng khôn khi nào nên nhổ? Răng khôn là những chiếc răng mọc ở phía trong cùng của hàm nên vòm miệng không có đủ khoảng trống để chúng mọc bình thường. Vì vậy, răng không thường mọc lệch, mọc ngang hoặc mọc dưới nướu gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh. Chính vì điều này nên nhiều người băn khoăn có nên nhổ răng khôn hay không? Khi nào cần phải nhổ?

Răng khôn khi nào nên nhổ? Nhổ răng khôn có sao không?-1
Răng khôn mọc gây nhiều phiền toái*

Răng khôn là gì?

Răng khôn hay còn gọi là răng số 8, là răng mọc ở vị trí cuối cùng trên cung hàm nên có nhiều vấn đề xoay quanh chiếc răng này khiến người bệnh bất an. Mặc dù thuộc nhóm răng hàm nhưng răng khôn không có vai trò gì quan trọng. Vì răng mọc ở độ tuổi trưởng thành nên cung hàm không còn đủ diện tích để mọc bình thường, răng khôn sẽ mọc ngầm hoặc đâm ngang, xô lấn những chiếc răng còn lại.

Khi răng khôn phát triển đến một giai đoạn nhất định, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ để loại bỏ cảm giác đau nhức, khó chịu. Bên cạnh đó, việc nhổ bỏ răng khôn còn giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng, bảo vệ các răng kế cận. Tuy nhiên răng khôn khi nào nên nhổ hợp lý nhất thì phải dựa vào nhiều yếu tố.

Răng khôn khi nào nên nhổ? Nhổ răng khôn có sao không?-2
Nhổ răng khôn mọc lệch*

Răng khôn khi nào nên nhổ?

Trong quá trình mọc răng khôn, nếu bạn gặp phải vấn đề như viêm nhẹ, sưng đau thì chỉ cần dùng thuốc kháng sinh hoặc chăm sóc răng miệng đúng cách là được. Tuy nhiên, nếu răng không gặp những triệu chứng bất thường thì răng khôn khi nào nên nhổ? Trên thực tế, nhổ răng khôn được chỉ định khi:

Răng khôn bị sâu

Do răng khôn nằm ở vị trí trong cùng của hàm nên khi ăn uống, thức ăn sẽ bám chắc vào bên trong khiến việc vệ sinh khó khăn. Từ đó vi khuẩn sẽ có cơ hội sinh sôi, phát triển gây ra bệnh lý viêm nha chu, sâu răng, viêm nướu. Nhất là tình trạng sâu răng, nếu không xử lý sớm sẽ lây lan sang răng kế cạnh, dẫn đến viêm tủy, thậm chí mất răng hàm. 

Răng khôn gây viêm nướu

Nếu răng khôn mọc lệch sẽ gây nên sự sang chấn đến các mô mềm phía trên và xung quanh khu vực nướu răng. Lúc này, bờ nướu răng trong cùng bị sưng đỏ, dễ chảy máu, đau nhức rất khó chịu. 

Răng khôn khi nào nên nhổ? Nhổ răng khôn có sao không?-3
Răng khôn mọc khiến răng số 7 bị sâu*

Răng khôn ảnh hưởng đến răng xung quanh

Răng khôn mọc ngang luôn ảnh hưởng đến răng kế cạnh, răng sẽ bị lung lay, dễ mắc bệnh lý. Nhiều trường hợp bị áp xe xương ổ răng, sâu răng. Nếu răng khôn đâm vào răng số 7 còn khiến răng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, chức năng ăn nhai của hàm bị suy giảm đáng kể. 

Chính vì thế, răng khôn mọc ngầm, mọc lệch đều phải được nhổ bỏ. Tuy nhiên, nếu răng khôn mọc thẳng, mọc bình thường, không bị kẹt giữa nướu và mô xương, không gây ra biến chứng thì không cần phải nhổ bỏ. Ngoài ra, nếu bạn đang mang thai, đang mắc bệnh lý cơ thể thì sẽ không được nhổ răng khôn. Những chỉ định răng khôn khi nào nên nhổ sẽ được bác sĩ đưa ra cụ thể sau khi thăm khám tổng quát cho bạn. 

Quá trình nhổ răng khôn thường không gây ra nhiều biến chứng hay đau nhức. Chỉ cần bạn lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, có bác sĩ giỏi để thực hiện là được. Tránh để răng khôn quá lâu trên cung hàm vì có thể khiến răng miệng gặp nhiều nguy cơ đáng lo ngại.  

 
Top