Niềng răng mặt trong là phương pháp chỉnh nha được chỉ định cho một số trường hợp nhất định. Phương pháp này được khách hàng yêu cầu thực hiện nhằm mong muốn có quá trình niềng răng thẩm mỹ, tự tin hơn. Vậy niềng răng mặt trong là gì và những ai có thể tham gia thành công dịch vụ này, hãy cùng nha khoa theo dõi các thông tin dưới đây!

Niềng răng mặt trong là gì?


Niềng răng mặt trong là kỹ thuật sử dụng các mắc cài được gắn cố định vào bề mặt bên trong của răng (hay còn gọi là niềng răng mặt lưỡi). Điểm đột phá của của kỹ thuật này so với cách niềng răng mặt ngoài là người ngoài không thể nhìn thấy phần mắc cài vì chúng đã được cài ở bên trong răng. D đó, người bệnh không sợ lộ mắc cài, thoải mái lựa chọn loại mắc cài thông thường. Như vậy, phương pháp này vừa mang lại hiệu quả niềng răng cao mà vẫn đảm bảo thẩm mỹ cho khách hàng.

Các mắc cài được gắn vào bên trong răng*
Để thực hiện niềng răng mặt trong, bác sĩ phải thực hiện khám, tư vấn bệnh nhân và đưa ra kế hoạch điều trị cụ thể. Căn cứ vào tình trạng răng miệng của mỗi người mà thiết kế và sản xuất loại mắc cài phù hợp, mang lại tính chính xác cũng như hiệu quả cao khi điều trị chỉnh nha.

niềng răng mặt trong thường có phần khó và phức tạp hơn so với phương pháp niềng răng mặt ngoài. Vì vậy, yêu cầu tay nghề bác sĩ thực hiện phải cao, có nhiều năm thực hiện kỹ thuật niềng răng, có khả năng nắm bắt và xử lý được mọi sự cố nếu xảy ra. Đồng thời, kỹ thuật niềng răng mặt trong cũng phải tốt, hiện đại thì mới có thể đem đến một kết quả tốt và quá trình điều trị thuận lợi.

Quy trình niềng răng mặt trong


Cũng như mọi phương pháp chỉnh nha tại trung tâm nha khoa uy tín, niềng răng mặt trong được áp dụng với quy trình chuẩn, bao gồm các giai đoạn như sau:

Bước 1: Thăm khám và tư vấn

Thực hiện thăm khám, kiểm tra tình trạng răng miệng của người bệnh. Giải thích và tư vấn cho họ phương án điều trị tối ưu, mang lại hiệu quả tốt nhất. Bệnh nhân lựa chọn loại khí cụ phù hợp với khả năng và tính chất công việc, giao tiếp, sinh hoạt. Thường người làm các công việc đòi hỏi giao tiếp nhiều thường chọn niềng răng mặt trong.

Thăm khám và điều trị bệnh lý răng miệng*
Bước 2: Chụp phim và lấy dấu hàm

Tiến hành lấy mẫu răng của người bệnh. Chụp ảnh lưu lại hình ảnh răng của bạn trước khi điều trị, sau đó chụp phim kiểm tra cấu tạo khung hàm, mật độ, chiều cao xương hàm, xác định tình trạng răng cụ thể trước khi thực hiện.

- Lên phác đồ điều trị: Dựa vào phim chụp, bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị chi tiết và lên kế hoạch cùng thời gian điều trị phù hợp.

- Lấy dấu răng: Lấy mẫu răng toàn hàm bằng thạch cao và tạo ra các khung hàm giả giúp cho việc gắn mắc cài về sau được chính xác. 

Bước 3: Gắn mắc cài

- Sau khi vệ sinh sạch khoang miệng, tiến hành gắn mắc cài vào mặt trong răng của người bệnh, lắp dây cung và đeo chun định hình tạo lực kéo.

Rất khó phát hiện bạn đang mang niềng răng*
- Theo dõi chỉnh nha: Cứ 2 tuần, sau khi xương hàm có đủ thời gian để tái tạo, bệnh nhân phải tái khám nhằm kiểm tra độ dịch chuyển răng và thay dây chun định hình và dây cung để tăng lực kéo.

Hy vọng, với những thông tin nha khoa chia sẻ trên đây có thể giúp bạn hiểu hơn về kỹ thuật niềng răng mặt trong. Hiện nay, tại nha khoa áp dụng nhiều loại hình chỉnh nha phù hợp với tình trạng sức khỏe, nhu cầu sử dụng của mọi khách hàng. Bạn có thể trực tiếp đến đây để được bác sĩ tư vấn và lựa chọn phương pháp chỉnh nha hiệu quả nhất.
 
Top